ĐAU THẦN KINH TỌA, ĐAU THẮT LƯNG - DỄ NHẦM LẪN

2:33 AM |
Bệnh nhân đến gặp thầy thuốc, thường bắt đầu khai bệnh bằng thuật ngữ “đau thần kinh toạ”. Đau thần kinh tọa là một dạng đau xảy ra dọc theo thần kinh hông (chạy từ khung chậu cho đến bắp vế), từ cột sống. Cơn đau thường xảy ra ở mông, hông và phía sau đùi. Khi đã có trong tay phim cộng hưởng từ (MRI), lại đọc qua lời giải chuyên môn với nhiều từ khủng hoảng, bệnh nhân càng dễ hoang mang chấp nhận lời chẩn đoán đau thần kinh toạ. Thật ra, nhiều bệnh nhân chỉ đau thắt lưng do bệnh lý khác!


ĐAU THẦN KINH TỌA, ĐAU THẮT LƯNG - DỄ NHẦM LẪN


“Toạ” là từ Hán Việt chỉ chỗ ngồi, trên cơ thể là vùng mông tiếp xúc nơi ngồi. Gọi thần kinh toạ để chỉ năm rễ thần kinh chi phối cảm giác, vận động của chân gồm thắt lưng 4, thắt lưng 5, thiêng 1, thiêng 2, thiêng 3.
Chi tiết…

BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DỄ BỊ LOÃNG XƯƠNG

12:27 AM |
Thống kê cho thấy: tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (VKDT) cao hơn so với người bình thường. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp mạn tính, xảy ra do cơ chế tự miễn, có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố như: virus, vi khuẩn hoặc di truyền,… Thông thường, để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào một số tiêu chuẩn như: cứng khớp buổi sáng; viêm khớp, sưng phần mềm ở ít nhất ba trong số các khớp (khớp ngón gần bàn tay, bàn - ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, cổ chân, bàn - ngón chân); viêm đau khớp đối xứng; tăng nồng độ yếu tố dạng thấp Rf trong huyết thanh; trên X-quang có hình ảnh biến đổi của xương (hẹp khe khớp, dính khớp, xói mòn hoặc khuyết xương ở bàn tay, bàn chân,...) và xuất hiện nốt thấp dưới da. Bên cạnh những tổn thương xương khớp, bệnh còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể (tim, phổi, giác mạc,…).

BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DỄ BỊ LOÃNG XƯƠNG

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, tình trạng loãng xương được ghi nhận ở đa số ca viêm khớp dạng thấp và người bệnh dễ bị gãy xương.
Chi tiết…

THỰC PHẨM CẦN TRÁNH KHI BỊ VIÊM KHỚP

12:05 AM |
Bệnh khớp là một bệnh lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch của khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: Các khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, các bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối, đối xứng hai bên.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây và kết hợp với các thuốc đông dược như( hoàng thấp linh…) thì trong chế độ dinh dưỡng cũng không kém phần quan trọng, cần nên kiên 1 số thức ăn có nguy cơ làm bệnh viêm khớp lâu hết và khó khăn trong việc điều trị.

Giảm lượng phốt-pho đưa vào cơ thể. Do lượng phốt-pho cao sẽ dẫn đến giảm canxi, canxi bị mất đi nhiều sẽ làm bệnh tiến triển xấu đi. Các thực phẩm giàu phốt-pho là thịt ( heo, bò, chó, ngỗng), phủ tạng (tim, gan, ruột..), thịt đã qua chế biến ( xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói..).
Chi tiết…

8 LỜI KHUYÊN BẢO VỆ CÁC KHỚP XƯƠNG HIỆU QUẢ

11:18 PM |
Viêm khớp, đau và sưng khớp khiến bạn khó chịu, vận động khó khăn. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn phòng tránh những vấn đề về khớp.



Vận động

Vận động thường xuyên, liên tục sẽ giúp các khớp xương luôn trơn chu, không bị khô cứng.


Dù bạn đang ngồi làm việc, đang nằm dài đọc sách hay xem ti vi, hãy thường xuyên thay đổi tư thế: đứng dậy, vươn vai, hít thở…
Chi tiết…

9 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP

9:36 PM |
Bạn sẽ không phải lo lắng về chứng viêm khớp dạng thấp nếu biết cách “chung sống hòa bình” với nó. Sau đây là những điều “thú vị” quanh chứng bệnh này có thể giúp bạn yên tâm hơn khi bị mắc viêm đa khớp dạng thấp.


Ảnh hưởng không giống nhau

Có nhiều loại viêm khớp mà phản ứng từ hệ miễn dịch gây ra đau ở các khớp và khó vận động. Ở viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch hướng đến mô hoạt dịch ở các khớp.
Chi tiết…

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG ?

2:18 AM |
Gai cột sống chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.


BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Làm sao để khắc phục tình trạng đau nhức do gai cột sống gây ra mà không dùng thuốc tây. Bài thuốc nam sau đây có thể các bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng nếu dùng rồi hiệu quả của nó sẽ khiến hài lòng và thêm yêu quý thuốc nam.

Bài thuốc đơn giản chữa gai cột sống bằng thuốc nam

Nguyên liệu:

- Một con cá lóc khoảng 200 – 250 gram

- Đọt non của xương rồng ba chia (như hình) loại này hay trồng làm hàng rào, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi).

Chú ý: khi mua xem kĩ có giống xương rồng như trong hình không nhé vì xương rồng ba chia cũng có nhiều loại, mỗi loại có một tính năng khác nhau, có loại không chữa được bệnh này.

Cách làm:

- Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng (bào mỏng như bào khổ qua)

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  1
xương rồng chữa gai cột sống hiệu quả

- Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.

- Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.


benh gai cot song co chua duoc khong 3

Chữa gai cột sống bằng thuốc nam với cá lóc và xương rồng

Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm).

BỆNH GAI ĐÔI CỘT SỐNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG  4


Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất. Không khó khăn mấy với cách ăn này phải không các bạn ???

Khi dùng bài thuốc này hết bệnh mọi người nên dành một chút thời gian để tập thể dục buổi sáng, đó là cách tốt nhất để kéo chậm hoặc ngừa nguy cơ suy giảm cơ, xương và khớp, bởi vì khi có tuổi, xương mất đi độ đặc, khớp trở nên cứng, ít linh hoạt hơn và hệ cơ cũng giảm. Thể dục đều đặn là một trong những khả năng giúp cải thiện chức năng đề kháng của con người.
Tham khảo bài viết khác


Chi tiết…